Kĩ thuật uốn cây bonsai đơn giản, thường gặp nhất

KĨ THUẬT UỐN CÂY BONSAI ĐƠN GIẢN, THƯỜNG GẶP NHẤT

Đối với những người chơi cây cảnh, thì chắc chắn không còn quá xa lạ đối với các kĩ thuật uốn cành, tạo dáng. Với mỗi loại cây sẽ có những phương pháp uốn khác nhau, mỗi người cũng có những kĩ thuật uốn cây bonsai khác nhau. Tuy nhiên, với những người mới vào nghề thì đây lại là điều khó khăn trong cách định hình, cũng như xác định những yếu tố cần chú ý khi uốn cây. Bài viết của chúng tôi dựa trên những khó khăn thực tế của các “nghệ nhân mới” khi bắt đầu thực hiện tác phẩm của mình. Chắc chắn rằng, những kiến thức thực tế này sẽ giúp bạn “sáng tác” một cách có hiệu quả nhất!

Khởi đầu của cách uốn cây cảnh đẹp

kĩ thuật uốn cây bonsai

Nếu bạn có một kĩ thuật trồng cây cảnh tốt nhưng lại thiếu đi kĩ thuật tạo dáng tạo hình cho các cành cây thì thật sự đáng tiếc. Đừng lo lắng bởi đa phần những người khởi đầu trong nghề đều có một sự chuẩn bị kĩ càng trước khi thực hiện kĩ thuật này:

Loại bỏ những cành thừa trước khi uốn

kĩ thuật uốn cây bonsai

Hãy quan sát kĩ cây cảnh trước khi uốn. Bạn cần xác định được đâu là cành chính, đâu là cành phụ, cành không cần thiết để bắt đầu quá trình cắt tỉa. Loại bỏ bớt lá và các cành liền kề nhau gây khó khăn khi uốn cành. Với kĩ thuật uốn cây bonsai, bạn hãy loại bỏ các cành ở dáng song song, gối lên nhau, hay tự uốn về phía sau, cành rũ… bởi nếu để, chúng sẽ làm cho cấu trúc nghệ thuật của cây sẽ mất đi.

kĩ thuật uốn cây bonsai

Hãy sử dụng các đồ chuyên dụng để cắt tỉa cây nhằm tránh làm tổn thương đến các cành còn lại khi bạn xử lí các cành rườm rà.

Đây là bước đầu tiên trong quá trình uốn cây nên bạn phải quan sát thật kĩ, định hình được thế sẽ uốn. Nếu chẳng may cắt phải những cành quan trọng thì coi như bạn đã bị thất bại ngay từ đầu rồi. Nhưng sức sáng tạo là vô hạn, hãy tự tin với kĩ thuật mình học được!

Thời điểm uốn

kĩ thuật uốn cây bonsai

Việc lựa chọn thời điểm uốn cành hợp lí cũng rất quan trọng, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây sau khi uốn. Đồng thời tận dụng được khoảng thời gian cây có sức khỏe tốt nhất để cắt tỉa cành, uốn cành.

kĩ thuật uốn cây bonsai

Thông thường, việc cắt tỉa hay uốn cây cảnh được các nghệ nhân lựa chọn vào thời gian đầu hè hoặc đầu mùa thu. Vào thời điểm này, cây sinh trưởng, phát triển mạnh với thời tiết thuận lợi. Tuy nhiên, cũng tùy vào đặc điểm của loại cây mà chọn thời gian uốn, tỉa hợp lí:

        Với những cây nào có nhiều nhựa, thì thời điểm “vàng” thích hợp uốn nhất vào cuối mùa hè (họ nhà cây thông, cây gỗ vân sam,..), do lượng nhựa giảm trong thời điểm này.

        Những cây rụng lá nhiều thì tránh uốn vào thời gian cây rụng lá và đâm chồi mới (thời gian khoảng mùa xuân)

Chọn dây uốn

kĩ thuật uốn cây bonsai

Dây uốn là một nguyên liệu quan trọng để uốn cây, dây cuốn không đảm bảo, sẽ dễ bị mục khi thời gian chưa đủ hay việc cây bị tổn thương vì dây quá chặt.

Loại dây mà giới nghệ nhân hay dùng đó là dây đồng hoặc kẽm. Trước khi cuốn bạn cần đệm 1 lớp cao su ở dưới để tránh tạo các vết hằn tổn thương vỏ cây. Sau khi cuốn xong dùng dây vải cuốn bên ngoài, giúp dây kim loại tránh được tác dụng nhiệt, gây tổn thương đến cây.

kĩ thuật uốn cây bonsai

Đặc biệt lưu ý, bạn không nên dùng dây thép để tránh gỉ sét ảnh hưởng đến cây, gây độc hoặc thậm chí có thể làm chết cây.

>>> Xem thêm: 9 kĩ thuật uốn cây cảnh tuyệt diệu bạn nên biết

Kỹ thuật uốn cây bonsai đơn giản

Sau khi đã chuẩn bị và ghi nhớ các lưu ý trên, bạn hãy bắt đầu uốn cây.

Thứ tự uốn cây là từ cành chính, đến những cành quanh cây cảnh từ dưới lên trên. Cành to uốn trước, sau đến cành nhỏ.

Dây kẽm được chuẩn bị trước theo các dáng cành, uốn cành khéo léo theo dây kẽm đó. Lựa chọn vị trí đặt điểm neo cố định dây thép hợp lí.

kĩ thuật uốn cây bonsai

Lưu ý:

        Bạn không nên cuốn chặt quá, những đường cuốn chéo cần hình thành góc 45 độ với trục của thân cây.

        Xoắn dây chặt sau khi uốn

        Các cành cây cứng cần phải làm thật nhẹ nhàng, tránh gẫy cành trong lúc uốn

        Sau khoảng 3-4 tháng tháo dây với cây rụng lá nhiều, 1 năm với cây gỗ lớn. Đặc điểm nhận dạng là dây đã ăn 1/3 vào vỏ cây.

        Hãy ghi nhớ thời gian tháo dây. Bởi nếu tháo dây quá muộn, dây sẽ làm cản trở sinh trưởng của cành cây được uốn, tạo nên những vết hằn, gây mất thẩm mĩ.

        Có thể uốn lần 2 nếu bạn chưa cảm thấy hài lòng ở lần đầu.

        Nếu bạn chưa xác định được độ uốn của cành cây, hãy uốn ở một mức độ nào đó, đợi vài hôm sau đó tiếp tục uốn tiếp. Làm như thế sẽ có hiệu quả nhiều hơn.

kĩ thuật uốn cây bonsai

Một kĩ thuật tiếp theo mà nghệ nhân hay dùng để biến cây thành già nua: Sử dụng dao kĩ thuật, gọt vỏ ở vị trí thực hiện, sau đó rắc hỗn hợp lưu huỳnh-vôi. Cành cây sau đó sẽ thành màu trắng, tạo cảm giác già nua.

>>> Xem thêm: Sản phẩm Cây Tùng Thơm để thêm vào bộ sưu tập bonsai của bạn

kĩ thuật uốn cây bonsai

Kỹ thuật độc đáo hay được thực hiện là tạo những rễ cây già, bò ngoằn nghèo trên mặt đất. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần rút rễ cây còn nhỏ lên khỏi mặt đất, rồi tùy chỉnh kiểu dáng. Một thời gian sau, bạn sẽ có một bộ rễ ưng ý.

Với những kiến thức cơ bản trên, chúng tôi tin bạn có thể tự “sáng tác” cho mình được những tác phẩm ưng ý nhất. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều kĩ thuật uốn cây bonsai khác đặc sắc khác đang chờ bạn khám phá trên website EGOgreen. Nếu cần tư vấn về bất cứ điều gì liên quan đến cách chăm sóc hay sáng tạo cây bonsai, chúng tôi luôn sẵn sàng khi bạn liên hệ.

>>> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê cây sự kiện tại Hà Nội

DỰ ÁN ĐÃ THỰC HIỆN


ĐỐI TÁC CỦA EGOGREEN


DMCA.com Protection Status