HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH TRỒNG CÂY CẢNH TRONG NƯỚC
Với môi trường nước chỉ có một số loại cây sống được như: các loại cây thủy sinh (cây ráy thủy sinh, cây dương sỉ thủy sinh, rong đuôi chồn, cỏ thìa…). Ngoài ra, có những cây vừa sống được trong môi trường đất và nước như: cây phú quý, cây kim ngân trồng trong nước, cây phát tài trồng trong nước, cây huệ tây… Nhiều bạn khá lúng túng không biết khi trồng cây thủy sinh sẽ cần phải chú ý những gì. Làm thế nào để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách trồng cây cảnh trong nước. Hi vọng với bí kíp này, bạn có thể tạo riêng cho mình một vườn cây thủy sinh tuyệt đẹp.
Cách trồng cây cảnh trong nước
Cây thủy sinh cũng tương đối dễ trồng. Tuy nhiên, nếu chưa thực sự hiểu nó thì rất khó để bạn có cách trồng và chăm sóc hợp lí. Với cách trồng cây cảnh trong nước, bạn cần lưu ý 4 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Tạo môi trường nuôi cây
Cho cây giống trồng dưới môi trường đất xốp. Múc đích là tạo cho rễ cây phát triển tốt.
Giai đoạn 2: Trồng cây thủy sinh
Lấy cây được trồng trong đất lên, rửa sạch bộ rễ sao cho không còn đất, chất hữu cơ. Cắt tỉa những phần rễ già, khô mục. Sau đó, cho cây vào một lọ thủy tinh, đổ nước lã vào ngập ⅔ bộ rễ và để trong 7-10 ngày. Cách một ngày thay nước cho cây một lần tránh việc để nước hôi thối.
Giai đoạn 3: Xác định thành phần dinh dưỡng cho cây
Theo cách trồng cây cảnh trong nước, trồng cây trong nước khá dễ. Tuy nhiên, để cây phát triển khỏe mạnh, bạn cần chú ý đến thành phần dinh dưỡng của cây. Bạn hãy pha dung dịch để làm chất dinh dưỡng cho cây như sau:
Môi trường nuôi trồng một số loại cây thủy sinh
Hóa chất | Liều lượng đảm bảo cho sự phát triển của cây kiểng lá (ml/100L) |
Ca(NO3)2 1M | 100 |
KNO3 2M | 100 |
KH2PO4 0.5 M | 80 |
MgSO4 1M | 110 |
K2SiO3 0.1 M | 80 |
FeCl3 50 mM | 3 |
EDDHA (Red) 100 mM | 10 |
MnCl2 60 mM | 15 |
ZnCl2 20 mM | 20 |
H3BO3 40 mM | 50 |
CuCl2 20 mM | 20 |
Na2MoO4 1 mM | 10 |
pH | 6.0 – 6.8 |
Hãy xác định chính xác định mức sử dụng dinh dưỡng của từng loại cây để cách trồng cây cảnh trong nước đạt hiệu quả nhất.
Giai đoạn 4: Dinh dưỡng chăm sóc
Đong dung dịch theo tỉ lệ dinh dưỡng : nước lã = 1:10 trong 5-7 ngày cây quen với môi trường. Sau đó, bạn mới bắt đầu cho 100% dung dịch dinh dưỡng vào bình để tạo môi trường cây phát triển tốt nhất.
Cách chăm sóc cây cảnh trong nước
Sau khi làm theo đúng cách trồng cây cảnh trong nước ở trên, bước tiếp theo bạn cần làm đó là chăm sóc cây. Một vài lưu ý bạn cần chú ý:
Thay nước
Nước là yếu tố quan trọng nhất của loại cây thủy sinh. Vì vậy, thay nước phải đảm bảo cho cây phát triển xanh tốt và không chết úng. Theo cách trồng cây cảnh trong nước, thông thường, bạn nên thay nước trong 5-7 ngày/lần. Trong khi thay nước bạn cũng chú ý cắt tỉa rễ già, thối và rửa sạch rễ trước khi cho vào bình mới.
Cung cấp chất dinh dưỡng
>>> Xem ngay dịch vụ chăm sóc cây cảnh để bàn giá rẻ và uy tín nhất
Bạn có thể tự pha chất dinh dưỡng theo bảng 1 để chăm bón cho cây. Thông thường khi nào thay nước, vệ sinh cây, bạn cho tỉ lệ chất dinh dưỡng : nước là 1:10 để đảm bảo quá trình phát triển của cây. Theo cách trồng cây cảnh trong nước chuẩn, bạn không nên cho quá nhiều chất dinh dưỡng, nó sẽ làm cây nhanh bị chết hơn. Hoặc bạn cũng có thể bón cho cây một số đạm, lân, Kali nhưng chỉ một lượng nhỏ.
Lựa chọn bình (chậu) trồng cây trong nước
>>> Top 10 cây văn phòng thích hợp trồng thủy canh nhất hiện nay
Cây cảnh trồng trong nước chủ yếu khoe bộ rễ của chúng. Vì vậy, bạn nên lựa chọn những loại bình thủy tinh trong suốt với các kiểu dáng khác nhau để tôn thêm vẻ đẹp Thêm nữa, xét đến tính thẩm mĩ của cây trồng trong nước. Bạn sẽ có cách trang trí các cây cảnh trong môi trường nước vô cùng đơn giản, đầy sáng tạo và bắt mắt.
Bạn có thể trang trí bình thủy của mình bằng những viên đá màu sắc, sặc sỡ làm không gian của bạn lung linh hơn. Ngoài ra, trong thế giới đại dương thu nhỏ của bạn ở nhà cũng làm cho cuộc sống thêm tràn đầy với những chú cá tung tăng và những cây thủy sinh xanh mướt.
Bài viết mang đến cho bạn một không gian tươi mới và độc đáo với cách trồng cây cảnh trong nước. Hi vọng bạn sẽ có được bộ sưu tập đơn giản mà gần gũi với thiên nhiên này nhé. Hãy cùng chúng tôi thắp lên những ý tưởng xanh tại EGogreen. Chúc bạn thành công!
>>> Kĩ thuật uốn cây bonsai đơn giản, thường gặp nhất